64064View
61Rating

Tòa nhà chọc trời-thành phố thẳng đứng ►Tháp Burj Khalifa (tiếng Ả Rập: برج خليفة "Tháp Khalifa"), trước kia tên là Burj Dubai, là một nhà chọc trời siêu cao ở "Trung tâm Mới" của Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nó hiện là công trình cao nhất thế giới. Tòa nhà được đưa vào sử dụng ngày 4 tháng 1 năm 2010. Đây là một phần của một tổ hợp phát triển lớn mang tên Downtown Burj Khalifa ở Giao lộ Thứ nhất dọc theo Đường Sheikh Zayed, vốn là khu trung tâm tài chính của Dubai. Công tác thiết kế và thi công được thực hiện bởi công ty Skidmore, Owings and Merrill LLP (SOM) từ Chicago. Adrian Smith là kiến trúc sư trưởng và Bill Baker là trưởng công trình sư của tháp Khalifa. Công tác xem xét của bên thứ ba (Third Party Peer Review) được thực hiện bởi CBM Engineers Inc. ►Thông tin về tháp Tình trạng Hoàn thành Động thổ 21 tháng 9 2004 Hoàn thành 30 tháng 12 2008[1] Đưa vào sử dụng 4 tháng 1 2010 Thiết kế cho tòa tháp là công ty kiến trúc đến từ Chicago Skidmore. Nhà thầu xây dựng là tập đoàn Hàn Quốc Samsung Engineering & Construction, từng thi công các tòa nhà chọc trời khác như Petronas Towers hay Taipei 101. ►Chiều cao Tính đến ăng ten 828 m Tính đến mái 643,3m Tính đến sàn cao nhất 624,1 m (ước tính) Chi tiết kỹ thuật Số tầng 160 tầng có thể ở được 46 cấp bảo trì trong các chóp 2 tầng hầm Diện tích sàn 344.000 m² Trị giá 1.5 tỉ dollar Thiết kế công trình Skidmore, Owings and Merrill Chủ đầu tư Emaar ► Đến ngày 21 tháng 7 năm 2007, những nhà phát triển tòa tháp cho biết chiều cao của tòa tháp là 512,1 m, với 141 tầng hoàn thành,[2] vượt qua tháp Taipei 101 (509,2 m (1.671 ft)) để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới.[3] Vào tháng 2 năm 2007, tháp Burj Khalifa đã vượt qua tháp Sears Tower là tòa nhà có nhiều tầng nhất trên thế giới. Ngày 20 tháng 7 năm 2007, chủ tịch Hội đồng Nhà cao tầng và Chỗ ở đô thị (CTBUH), Antony Wood, đã xác nhận tòa tháp này "đã vượt qua chiều cao tháp Taipei 101 về mặt cấu trúc (bê tông)." [4] Tuy nhiên, ông cũng nói thêm "Chúng tôi sẽ không xếp loại nó là một tòa nhà cho đến khi nó hoàn thành, che phủ và ít nhất mở cửa một phần để kinh doanh để tránh những thứ như dự án Ryungyong. Tháp Taipei 101 do đó vẫn là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi những gì tôi nói ở trên xảy ra." Tháp CN, ở Toronto, Canada, cho đến nay vẫn là cấu trúc đứng tự do cao nhất thế giới với chiều cao 553 m, một chiều cao mà tháp Burj Dubai sẽ vượt qua một thời gian nữa trong năm nay.[3] Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2008, tháp đã đạt độ cao 636m với 160 tầng.[5] Đầu năm 2009, ngày 17 tháng 1, tòa tháp Dubai đã đạt độ cao 818 m (2.684 ft)[6] Ngày 4 tháng 1 năm 2010, công trình này đã được khánh thành với chiều cao 828m, bao gồm 164 tầng. ►Các kỷ lục hiện tại (Burj Khalifa) Tòa nhà với nhiều tầng nhất: 164 (trước đây là Sears Tower - 110) Tòa nhà chọc trời cao nhất tính đến mái: 512 m (trước đây là tháp Taipei 101 -- 449,2 m) Tòa nhà chọc trời cao nhất đến đỉnh: 512,1 m (kỷ lục trước đó là Taipei 101 - 509,2 m (1.670,6 ft)) Bơm bê tông thẳng đứng (cho một tòa nhà): 512,1 m (trước đây Taipei 101 - 439,2 m) Ban công quan sát cao nhất thế giới Thang máy chạy nhanh nhất thế giới: 64 km/h ►Chiều cao theo dự án Chiều cao chính thức theo dự án của tháp Burj Khalifa về mặt chính thức được giữ bí mật do cạnh tranh; tuy nhiên, các số liệu do một nhà thầu đưa ra về dự án thì cho rằng chiều cao của tháp này khoảng 808 m.[7] Căn cứ trên chiều cao này, số lượng tầng lầu có thể ở được dự kiến là 162 tầng. Tuy nhiên, khi bị ép cấp một con số chính xác, viên giám đốc dự án này chỉ lặp lại rằng ông chỉ có thể đảm bảo xác nhận rằng, chiều cao cuối cùng của tòa tháp có thể cao hơn 700 m, và nó sẽ là cấu trúc đứng tự do cao nhất thế giới khi hoàn thành. Thực tế, với chiều cao hơn 700 m, tháp Burj Khalifa sẽ là cấu trúc đứng trên đất cao nhất từng được xây